Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

CN - Bộ chữ Việt không dấu


CN - Chữ Việt không dấu biểu thị chính xác thông tin






Thưa các bạn!
 

Món ăn ngon không thể thiếu gia vị, cũng như tiếng Việt không thể thiếu dấu. Chắc hẳn các bạn đã từng thấy qua những câu chuyện dở khóc dở cười về tác hại của chữ Việt không dấu. Nhưng việc hiển thị các font chữ Việt trong các phần mềm máy tính đôi khi lại là vấn đề phiền phức, làm giảm số lượng ký tự trong tin nhắn SMS và  gây khó khăn thao tác nhập liệu trên thiết bị di động,...
Để giải quyết những rắc rối trên, xin giới thiệu với các bạn bộ chữ Việt mới không dấu.
Tuy nhiên bộ chữ này không có tác dụng thay thế chữ quốc ngữ. Khuyến cáo: chống chỉ định với người chưa thành thạo chính tả tiếng Việt.
So với chữ viết không dấu cũ, tất cả vẫn được giữ nguyên, chỉ có những thay đổi sau đây:
Nguyên âm đơn
Nguyên âm cũ
ê
ô
ơ
ư
Nguyên âm mới
ie
io
ea
y/w

Nguyên tắc sử dụng "y":
"Y" được thay thế cho "ư" khi là nguyên âm đơn trong cấu trúc từ: Thy = thư, nhy = như, ...
"Y" được thay thế cho "uy" khi là thành phần trong nguyên âm kép: Khuyên = kyen, chuyên = chyen, ...
Trường hợp "uy" biểu thị toàn bộ phần nguyên âm trong từ được giữ nguyên: Huy = huy, tuy = tuy, ...
 
Nguyên âm kép
Nguyên âm cũ
âu
ây
ôi
ơi
ưi
uôi
ươi
ươ
Nguyên âm mới
ou
ey
oy
ei
yi/wi
uoy
yoi
yo
Phụ âm đầu
Phụ âm cũ
d
đ
gh
gi
k
kh
ngh
ph
qu
Phụ âm mới
z
d
g
j
c
k
ng
f
q
Phụ âm cuối (FC)
FC1
c
m
n
ng
p
t
FC2
k
v
l
lg
f
s
FC3
q
w
r
rg
b
d

Bất nguyên tắc:
"x" thay cho "ch": Thích = thix, cách = cax, ...
Quy tắc Nguyên âm kết hợp FC tạo vần
Nguyên âm
+ FC1
+ FC2
+FC3
a
e
o
u
a
e
o
u
ă
ê
ô
ư
â

ơ

Khi các bạn đã quen thuộc mặt chữ, ta có thể tiến đến việc gắn thêm thanh âm cho chữ biểu thị rõ ràng hơn:
Thanh
Phụ âm / số / kí tự biểu thị

sắc ( ́)
huyền ( ̀)
hỏi ( ̉)
ngã ( ̃)
nặng ( ̣)

s / 1 / '
f / 2 / `
d / 3 / ?
k / 4 / ~
b / 5 / . 
Phụ âm, kí tự, chữ số thay thế cho dấu biểu thị thanh và bao giờ cũng đặt ở cuối từ. 
Đôi khi, việc đưa các kí hiệu, phụ âm và chữ số vào biểu thị âm tiết thay cho thanh dấu có phần không phù hợp. Các bạn có thể giữ nguyên các dấu nếu không muốn thay bằng chữ cái. Như vậy, bộ chữ này sẽ giống như một bộ "giản thể" chữ Việt.
Thân ái! 
___________________________ 
Tổng hợp, chỉnh sửa từ các bài viết của NgNinh, Trần Tư Bình.
Xem thêm tư liệu liên quan tại: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/
Việt giản tự (chữ Việt giản thể): http://learn.forumvi.com/f31-forum